Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Cách phản ứng lịch sự khi giao tiếp tiếng Anh

Bạn đã có một cách học giao tiếp tiếng anh hiệu quả? Cách học đó có dạy bạn về những phép lịch sự văn hóa khi nói chuyện hay không? Nếu không thì bạn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong các cuộc đội thoại thực tế đó. Hãy học về chúng từ hôm nay, bắt đầu với các cách phản ứng lịch sự khi bạn không hiểu ý người bạn của mình.
cách giao tiếp tiếng anh

Nhiều học viên không thông thạo tiếng Anh thường phản ứng khá gượng gạo và thiếu khéo léo mỗi khi một vấn đề không lường trước xảy ra trong một cuộc hội thoại. Bạn có thể nhận ra một số cách phản ứng “thô lỗ” sau thường được người Việt Nam dùng khi không hiểu hoặc không biết cách diễn đạt ý mình:

  • Không nói gì, tìm người khác và nhờ giúp đỡ.
  • Cử chỉ cơ thể thể hiện rằng mình không biết, hoặc thể hiện sự sợ hãi, lảng tránh (so vai, né người...)
  • “Uhhhhhhhhhhhh.......”
  • “I don’t know” (Cấu trúc này có thể được sử dụng nếu bạn đang nêu hiểu biết của mình về một sự việc, nhưng sẽ thật sự gây bực mình nếu được lặp lại liên tục đối với mọi câu hỏi được đưa ra. Lúc đó, người hỏi chỉ có cảm giác đang bị bạn xua đuổi, trả lời cho qua mà thôi).
  • “What?”
Dù với nhiều bạn nước ngoài, điều này là có thể bỏ qua, nhưng bạn sẽ thật sự khiến đối phương cảm thấy khó chịu nếu không chịu sửa nó sau một thời gian dài.

Những cách phản ứng lịch sự và phù hợp với văn hóa các nước nói tiếng Anh:

Việc nhuần nhuyễn những câu nói dưới đây không những sẽ cho bạn thêm tự tin, mà còn khiến tiếng Anh của bạn trở nên thêm tự nhiên, trôi chảy, và bạn cũng sẽ dễ dàng kết bạn và làm quen với các bạn mới. Việc sử dụng chúng thường xuyên và bản năng là một việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là nếu bạn muốn thăng tiến nghề nghiệp trong một môi trường làm việc quốc tế.

1. I’m sorry? / Excuse me? / Pardon?


Khi bạn không hiểu người đối diện nói gì, hãy chúi người về phía họ và nói “I’m sorry?” (nâng giọng ở cuối câu), hoặc “Excuse me?” hay “Pardon?”. “What?” chỉ có thể được sử dụng giữa những người đã quen biết và thân thiết với nhau. Đặc biệt, nếu bạn dùng đến “What?”, đừng nhấn mạnh âm “t” ở cuối vì việc này thường thể hiện thái độ bực tức, bị xúc phạm.

2. Can you repeat that? / Can you speak slower?


Nếu bạn vẫn chưa hiểu sau khi họ giải thích lại, hãy dùng cấu trúc này để ra hiệu cho họ. Bạn sẽ được nghe lại một lần nữa những gì họ vừa nói, và những người bạn nước ngoài thường không bận tâm với yêu cầu nói chậm hơn này.

3. What does “...” mean?


Đây là một câu hỏi quan trọng cho học sinh ở trình độ nhập môn và trung cấp. Khi bạn có thể nhận diện được từ khiến bạn không hiểu được cả câu, bạn chỉ cần hỏi lại đúng từ đó. Đây là một cách tốt để học thêm từ vựng, và nó cũng cho thấy bạn thật sự quan tâm đến đoạn hội thoại.

4. How do you say “...”?


Nếu bạn gặp vấn đề với việc diễn đạt ý của mình, đừng hoảng sợ. Hãy dùng cấu trúc này để hỏi đối phương về từ tiếng Anh của nó. Ví dụ, nếu bạn muốn nói rằng “Tôi muốn uống nước hoa quả” mà quên mất “nước hoa quả” là gì, bạn có thể hỏi người bạn của mình rằng “How do you say ‘the drink from fruit’?” chẳng hạn.

Các cấu trúc trên đây là một yếu tố không thể thiếu trong cách giao tiếp tiếng anh của những người đang học ngôn ngữ này. Dù chúng không phải là một kiến thức có hệ thống dành cho mọi học viên, chúng vẫn là một mảng thông tin cần thiết nếu bạn muốn đạt được trình độ tiếng Anh cao hơn.

Xem thêm bài viết: Website học ngoại ngữ Busuu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét